Sự thay đổi và biến hóa không ngừng của các xu hướng làm đẹp hiện nay đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất tóc giả, tóc nối. Từ các tóc may, tóc kẹp, tóc băng dính…các bộ tóc giả dần trở thành một trong những phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của các tín đồ làm đẹp. Nhưng liệu có mấy ai thức sự hiểu và biết rõ nguồn gốc của tóc giả?
Bạn có thể không nhận ra điều này, từ tóc Virgin đến từ Brazil đến tóc Remy nhập khẩu từ Ấn Độ, trong hàng triệu các kết quả tìm kiếm về nguồn gốc của tóc giả, tần suất xuất hiện kết quả tìm kiếm tóc giả có nguồn gốc từ Trung Quốc là rất hiếm – mặc dù sự thật là hầu hết tóc được dùng để sản xuất sản phẩm này đều đến có xuất sứ Trung Quốc.
Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia đứng nhất trong xuất khẩu và nhập khẩu tóc người thật nhờ dân số đông đúc cũng như nguồn nhân lực dồi dào. Theo Emma Tarlo – giáo sư và nhà nhân loại học cho rằng những người làm trong lĩnh vực này đều hiểu rằng cái mác “made in China” luôn đem lại cái nhìn tiêu cực cho các nhãn hàng, đó cũng là lý do tại sao cái tên Trung Quốc lại rất ít khi xuất hiện khi nhắc đến nguồn gốc của tóc giả.
Khi tham khảo các nhãn hàng, blog hay xem các đoạn phim hướng dẫn về tóc, phần lớn sẽ đưa ra các khái niệm như sợi tóc đến từ Trung Quốc sẽ cứng nhất, trong khi tóc từ Philipin lại bóng và mượt hơn nhiều hay tóc Brazil thường dày dặn và óng mượt hơn … Hàng loạt các khái niệm về các loại tóc được đưa ra nhưng hầu hết lại khá mơ hồ, nhất là đối với nhưng khách hàng chưa từng tiếp xúc với các loại sản phẩm này.
Càng cố gắng tìm hiểu thì các khái niệm này càng khó để nắm bắt. Vì vậy, Tablo cho rằng để phân biệt các loại tóc khác nhau, bạn cần hiểu biết rõ hơn về nguồn gốc của tóc giả. Tóc đến từ các nước Châu Âu thường có giá trị cao nhất do kết cấu tóc mỏng và màu sắc tự nhiên mà đa dạng. Loại tóc này thường được cung cấp từ các quốc gia Đông Âu như Nga, Romania hay Ucraina.
Trong đó, hai loại tóc đứng đầu chuỗi cung ứng trên thị trường tóc hiện nay là tóc Virgin – loại tóc không qua bất cứ quá trình xử lý hóa học nào và toc Remy – được cắt hoặc cạo trực tiếp từ người bán. Và đứng ở đầu bên kia của chuỗi cung ứng tóc là loại tóc cơ bản – thường được thu thập từ tóc thừa hoặc tóc rụng do chải đầu từ các salon tóc.
Các nhà máy sản xuất tóc tại Trung Quốc thường gọi loại tóc thừa là tóc cơ bản bởi hầu hết nguồn cung tóc đều đến từ phương pháp đó. Tùy thuộc vào quyết định của các nhà cung cấp tóc giả mà bạn sẽ được thông tin về nguồn gốc của tóc giả mà bạn mua. Tuy nhiên, thông thường, các sản phẩm này luôn được gắn nhãn hiệu gây hiểu lầm và khách hàng cũng rất ít khi thực sự quan tâm đến vấn đề này.
Lý do các khách hàng không muốn tìm hiểu quá nhiều về nguồn gốc của tóc giả là do họ cho rằng việc sử dụng một phần “cơ thể” của người khác, cụ thể ở đây là tóc là khá “ghê”, nhất là khi các quan niệm như tóc được lấy từ cơ thể người chết thỉnh thoảng vẫn được đồn từ người này qua người khác, và quá trình thu mua tóc giả thì vẫn được giữ kín hoàn toàn từ đầu đến cuối.
Gỡ rối tóc, phân loại và thu thập tóc rụng không chỉ là một nghề, mà nó còn là cả một ngành công nghiệp. Và trong các sản phẩm đang được đều đặn đưa từ Trung Quốc đến các quốc gia tiêu thụ, các sản phẩm này sẽ bị trộn lẫn với tóc từ các quốc gia Châu Á khác. Tarlo còn cho biết các phụ nữ Châu Á sẽ thu thập tóc rụng sau mỗi lần chải và sau khoảng 1 năm, họ sẽ bán số tóc đó đi với giá khoảng $1 cho mỗi túi.
Tất cả những sợi tóc sẽ được tích lại rồi truyền từ tay người thu mua này đến người thu mua khác rồi cuối cùng được đưa đến nhà máy để xử lý, các nhà máy này hầu hết nằm ở các vùng Bangladesh, Ấn Độ và gần đây có thêm cả Myanmar. Đây đều là những nước có nguồn lao động giá rẻ và người dân cần việc làm. Công việc xử lý tóc rối thường yêu cầu rất nhiều nguồn lao động với khoảng 80 giờ gỡ rối với mối 1.5kg tóc.
Trong quá trình xử lý tóc, do các lớp biểu bì bên ngoài tóc không còn được sắp xếp theo cùng một hướng, các sợi tóc rụng khi chải trở nên dễ dàng rối và thắt nút hơn. Vì vậy, các nhà máy, nhất là các nhà máy tại Trung Quốc sẽ chọn phương án sử dụng hóa học để loại bỏ hoàn toàn các lớp biểu bì này, dẫn đến việc chất lượng sợi tóc kém đi.
Mặc dù vẫn đứng đầu trong số các quốc gia xuất nhập khẩu tóc giả và tóc nối, ngày nay, do sự ảnh hưởng từ yếu tố chính trị, ngành công nghiệp tóc giả, tóc nối tại Trung Quốc đã không còn phát triển như xưa. Vào cuối những năm 1960, khi Mỹ bắt đầu ban hành lệnh cấm cho “tóc Cộng Sản”, nguồn cung cấp tóc từ Trung Quốc bị chặn lại, mở đường cho sự phát triển ngành tóc tại Ấn Độ.
Tóc từ Ấn Độ từ đó cũng dần trở thành nguồn cung chủ yếu cho các nhà sản xuất tóc giả người Do Thái chính thống tại Châu Âu, Mỹ và Isarel. Cho đến năm 2004, khi phái đoàn đại biểu của các giáo sĩ Do Thái đến từ Stamford Hill, Bắc London kết luận rằng phụ nữ phải đốt tóc giả của họ do chúng có liên quan đến tín ngưỡng tâm linh.
Điều này đã làm dấy lên cuộc khủng hoảng lớn nhất trên thị trường sản xuất tóc. Cho đến tận vài năm gần đây, tóc giả mới có thể trở lại vị trí vốn có của mình nhờ sự phát triển của internet và tầm ảnh hưởng đến từ người nổi tiếng.