Tóc mọc chậm là tóc đang rụng
Nghe có vẻ khó hiểu khi sợi tóc vẫn còn nằm trên đầu, sao lại nói là tóc rụng? Sự thực là khi quy trình mọc tự nhiên của một sợi tóc bị ngắn lại khiến lượng tóc mới mọc không kịp thay thế lượng tóc rụng, mái tóc của bạn sẽ thưa dần và phần da đầu lộ ra nhiều hơn.
Giải thích rõ hơn một chút để bạn dễ hiểu: tại một thời điểm, trên mái tóc có 85-95% sợi tóc ở giai đoạn mọc, 1-2% ở giai đoạn ngưng mọc (không mọc dài thêm nữa) và 5-10% ở giai đoạn nghỉ – còn gọi là giai đoạn chờ rụng. Bình thường, quá trình mọc và rụng tóc luôn diễn ra nhịp nhàng nên số lượng tóc trên đầu gần như không thay đổi.
Tuy nhiên, nếu gặp phải một số yếu tố bất lợi cho quá trình mọc tóc khiến quá trình này bị rút ngắn hoặc không phát triển đầy đủ, sợi tóc mảnh yếu và tóc con mọc chậm không thay thế được lượng tóc đã rụng, tóc trên đầu sẽ bị thưa. Lâu dần có thể không mọc nữa gây ra hói đầu.
Tóc mọc chậm và yếu: Vấn đề không hoàn toàn nằm ở dầu gội hay thuốc uốn, duỗi
Lạm dụng hóa chất làm tóc, viêm nhiễm da đầu, bệnh tuyến giáp, dùng thuốc trị bệnh, hóa trị, xạ trị có thể gây rụng tóc. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ dù hạn chế việc uốn, duỗi, nhuộm tóc vẫn khó duy trì được mái tóc dày mượt khi bước sang tuổi 40 vì vấn đề rụng tóc ở tuổi này là nguyên nhân từ bên trong da đầu.
Với phụ nữ, tình trạng tóc mọc chậm, yếu rồi dần rụng có liên quan đến sự rối loạn thần kinh nội tiết nữ. Trải qua giai đoạn mang thai, sinh con hoặc sử dụng thuốc ngừa thai có thể khiến tóc dễ bị rụng.
Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, cơ thể có sự mất cân bằng thần kinh nội tiết nữ sẽ gây ra tình trạng rụng tóc rất nặng nề. Dấu hiệu sớm trước khi bước vào giai đoạn rụng tóc ồ ạt ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh chính là tóc mọc chậm, tóc mảnh, yếu.
Nhu cầu dinh dưỡng để nuôi một mái tóc dài, đẹp là rất lớn. Nhưng hàng tháng khi hành kinh, một lượng chất sắt (rất cần cho tóc mọc) bị mất đi. Nên nếu không có chế độ dinh dưỡng khoa học bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt dành cho tóc thì sợi tóc mọc lên yếu, mảnh, dễ rụng.
Tóc mọc chậm và rụng là do tế bào mầm tóc bị suy yếu: Bạn đã nghe chưa?
Điều gì khiến cho quy trình mọc tự nhiên của sợi tóc bị ngắn lại? Nhiều nghiên cứu mới cho thấy, Tế bào mầm tóc bị suy yếu khiến tóc mảnh, thời gian mọc tóc ngắn, lâu ngày không mọc nữa là nguyên nhân cốt lõi của bệnh rụng tóc, hói đầu và tình trạng tóc yếu, khô, xơ, chẻ ngọn… là điều nhiều người chưa biết.
Tế bào mầm tóc là nguyên liệu để hình thành sợi tóc và có vai trò quyết định sợi tóc mọc lên dày hay mỏng, khỏe hay yếu, ngắn hay dài và mọc nhanh hay mọc chậm. Do vậy, giải pháp cho tóc mọc chậm, yếu và để giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc lên chắc khỏe, tế bào mầm tóc cần được bảo vệ và thúc đẩy phát triển nhờ các dưỡng chất chuyên biệt.